Ý nghĩa các món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết

Tết Nguyên Đán – thời điểm đánh dấu sự khởi đầu mới, là khoảnh khắc đoàn tụ của mọi nhà, là lúc để thờ cúng ông bà tổ tiên. Cứ đến ngày này, gia đình nào có khó khăn vẫn không qua loa mâm cỗ cúng tổ tiên, mong ông bà sẽ phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt, ấm no, hạnh phúc.

Mâm cơm cúng tổ tiên lúc nào cũng thịnh soạn, đầy đủ các món ăn truyền thống với nhiều màu sắc khác nhau. Màu xanh của bánh Chưng, màu đỏ của xôi gấc, vàng của gà luộc và canh măng,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa của các món ăn truyền thống Việt trong mâm cỗ Tết. Hãy cùng Opera Garden tìm ý nghĩa của những món ăn quen thuộc nhất trên mâm cơm Tết nhé!

Bánh Chưng: Biết ơn cha ông và đất trời 

Bánh Chưng gắn với văn hóa ẩm thực Việt Nam từ xa xưa, bắt nguồn từ một truyền thuyết nổi tiếng trong lịch sử. Bánh Chưng có từ đời Vua Hùng thứ 16, khi Lang Liêu sáng tạo và dâng cho cha chiếc bánh vuông vắn tượng trưng cho đất, thể hiện lòng biết ơn với đất trời và với ông cha.

Bánh Chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết. Giống như linh hồn của mâm cơm ngày tết vì chất liệu của bánh chưng là tinh hoa của trời đất. Bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh, vì vậy đặc điểm đặc trưng của loại bánh này là hương vị thơm ngon, đậm đà của dân tộc. Một cặp bánh chưng xanh trong gói quà Tết có ý nghĩa mang lại sự thịnh vượng và may mắn trong năm mới.

Giò chả: Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà

Thực phẩm là một kỳ nghỉ Tết không thể thiếu trong khay. Cuộn tượng trưng cho sự giàu có và sang trọng. Thông thường, các cuộn như cuộn lụa, cuộn xào và cuộn thịt bò được sử dụng trong dịp Tết. Mỗi loại có một hương vị độc đáo. Một miếng chả giò trộn với nước mắm ăm kèm với dưa hành quả thật rất tuyệt vời.

Thịt gà luộc: Cầu gì được nấy, phúc đức tràn đầy

Thịt gà luộc – một món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là người miền Bắc. Thịt gà thường để cúng trong dịp lễ, rằm, điều dĩ nhiên, nó cũng xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết. Vào dịp này, người ta sẽ luộc gà nguyên con và đoán vận mệnh qua chân gà luộc. Thịt gà ăn kèm với lá chanh, muối tiêu có mùi vị riêng biệt, không thể lẫn vào đâu được.

Thịt kho tàu: Trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý

Thịt kho tàu, hay người miền Nam còn gọi là thịt kho hột vịt là món ăn thân quen của mỗi gia đình Việt. Món thịt kho có ý nghĩa mang lại hạnh phúc, sự hòa thuận cho gia đình. Trong mâm cỗ Tết, hột vịt sẽ không cắt ra mà để nguyên quả, ngụ ý muốn một năm mới tròn đầy cho gia chủ.

Thịt đông: Trong trẻo vạn niênNếu trong ngày Tết, các gia đình miền Nam chuộng món thịt kho tàu thì ngoài miền Bắc lại chuộng món thịt đông. Điều này xuất phát do điều kiện khí hậu có sự khác nhau của hai miền. Trong năm mới, thông thường thời tiết miền Bắc sẽ se lạnh, lý tưởng để làm món thịt đông, vừa để được lâu và lại mang hương vị ngon ngon, mềm mềm như thạch. Phần thịt trong như thạch biểu tượng cho sự an lành. Ngoài ra, sự hòa quyện, gắn kết giữa các nguyên liệu trong món thịt đông cũng như một lời chúc may mắn.